Bài học: Chiếc bình nứt

Chiecbinhnut

 

   Đất nước Ấn Độ xưa kia xuất hiện một loại hình công việc khá đặc biệt, đó là nghề Gánh nước thuê.

  Ở ngôi làng kia có một đàn ông hành nghề Gánh nước thuê đã lâu năm.
  Ông có hai chiếc bình đựng nước, ông vẫn thường dùng đòn gánh để gánh chúng trên vai mình đi một chặng đường dài từ nơi múc nước tới nhà của ông chủ đã thuê mình.
   Một chiếc bình của ông thì hoàn hảo, không có tì vết gì nên nước trong đó luôn đầy nhưng chiếc bình còn lại thì có vết nứt, nó chỉ đựng được một nửa số nước so với chiếc bình còn nguyên vẹn.
   Hai năm trôi qua, ngày nào cũng như ngày nào người đàn ông nghèo đều đặn gánh một bình nước đầy và một bình nước vơi tới nhà người chủ của mình.
– Chiếc bình hoàn hảo rất tự hào về thành tích của mình còn chiếc bình bị nứt thì ngược lại, nó cảm thấy hổ thẹn vì khiếm khuyết của mình, nó cũng vô cùng buồn phiền bởi vì nó chỉ hoàn thành được một nửa mục tiêu so với ban đầu.
– Hai năm vừa qua thực sự là một sự thất bại đối với nó, nó buồn rầu nói với người gánh nước: “Tôi vô cùng hổ thẹn vì bản thân mình và tôi muốn xin lỗi ông”.
– Người gánh nước vô cùng ngạc nhiên và hỏi lại rằng: “Tại sao chứ? Cậu xấu hổ về điều gì mới được chứ?”.
   Người gánh nước mỉm cười và đáp:
– “Đừng buồn! Khi chúng ta mang nước về, cậu hãy nhìn những bông hoa xinh đẹp ở bên đường nhé”.
– Trên đường mang nước trở về, chiếc bình nứt nhận thấy ánh nắng đang chiếu rọi cho những bông hoa xinh xắn mọc dại bên vệ đường;
– Điều này khiến tâm trạng nó vui vẻ hơn một chút nhưng khi đi hết quãng đường, nó lại buồn vì lượng nước bên trong nó lại rò rỉ ra bên ngoài và nó lại hối hận, xin lỗi người gánh nước lần nữa.
   Lúc này người đàn ông mới nói với chiếc bình rằng:
– “Cậu có nhận thấy những bông hoa tươi đẹp kia chỉ mọc ở phía bên cậu chứ không mọc bên phía chiếc bình còn lại không? Tôi nhận thấy khiếm khuyết của cậu ngay từ đầu và quyết định biến nó thành điều có ích.
– Tôi đã gieo hạt giống hoa bên phía đường của cậu, sau đó mỗi ngày chúng ta lấy nước ở suối, cậu sẽ tưới nước cho chúng qua khe nứt của mình.
– Hai năm qua, tôi đã hái những bông hoa đó và trang trí cho bàn ăn nhà ông chủ khiến nó trông tươi tắn, sống động hơn bao giờ hết.
– Nếu không có cậu và khiếm khuyết của cậu thì ông chủ làm sao có những bông hoa xinh đẹp để làm đẹp cho căn nhà của ông ấy chứ”.
   Lúc này, chiếc bình nứt nhận ra rằng hóa ra mình không hoàn hảo nhưng vẫn có tác dụng riêng và nó không bao giờ thấy buồn rầu nữa.

Bài học suy ngẫm:

  • Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của bản thân mình và nhân viên của bạn.
  • Bạn có thể không hoàn hảo nhưng bạn tuyệt vời theo cách của riêng mình.
  • Mọi thứ trên đời đều có công dụng riêng của nó, mỗi người trên đời đều có điểm tốt khác nhau.
  • Đừng vội buồn rầu vì bản thân mình chưa đủ tốt, hãy nhìn thật sâu vào bên trong và bạn sẽ nhận thấy mình tuyệt vời đến thế nào.
  • Đừng tự ti vì mình khác biệt hay chưa hoàn hảo bởi chính những điểm khác biệt mới làm nên đặc trưng của mỗi người.
  • Hãy cứ là chính mình, cứ sống như bạn muốn.
  • Dù bạn có nhận ra hay không thì bạn vẫn luôn cống hiến một điều gì đó cho cuộc sống này. Sự tồn tại của vạn vật đều có lý do và mục đích của riêng nó.
  • Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời?
  • Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước.
  • Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.
  • Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người.
  • Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên.
  • Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội.
  • Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.
  • Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ.
  • Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác…
  • Chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình.
  • Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ.
  • Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.
  • Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng.
  • Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.
  • Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân.
  • Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.
  • Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân.
  • Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.
  • Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối.

(Theo TS. Nguyễn Thanh Hội)


Chia sẻ lên mạng xã hội

Tin tức khác