Câu chuyện về nghệ thuật quản trị từ “Tam Quốc diễn nghĩa”

Được biết đến là một trong tứ đại danh tác kinh điển của văn học Trung Hoa. Tam Quốc diễn nghĩa đã không còn xa lạ gì với độc giả. Tác phẩm không chỉ tái hiện lại giai đoạn lịch sử đầy biến động mà còn mang đến cho chúng ta những câu chuyện về nghệ thuật quản trị đáng suy ngẫm.

Câu chuyện về tính kỷ luật

Tình huống trong Tam Quốc diễn nghĩa

Trong tác phẩm có đề cập tới chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất giữa quân Thục Hán và Tào Ngụy tại Nhai Đinh. Khi đó Gia Cát Lượng muốn cử người tới Nhai Đinh thì Mã Tốc tình nguyện xông pha. Đây không phải một lựa chọn tối ưu cho cuộc chiến này. Nhưng do tướng tình nguyện xông pha nên đành lòng chấp thuận.

Khi đó Khổng minh đã nói: “Nhai Đinh tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Nếu việc không thành thì đại quân của ta đều vứt đi. Ngươi tuy giỏi thao lược, nhưng nơi đó không có thành quách hiểm trở gì, thực rất khó giữ”. Sau đó, ông đã bắt Mã Tốc phải viết giấy cam kết và phái Vương Bình đi theo. Trước khi đi không quên dặn dò hai điều. Thứ nhất là “hạ xong trại, phải vẽ địa đồ cả bốn bề tám mặt” để báo về cho đại bản doanh. Còn việc thứ hai là “phàm việc gì, phải thương lượng cùng nhau mà làm, không nên coi thường”.

Thế nhưng, mặc danh dự bản thân đã cam kết và sự can ngăn của Vương Bình. Mã Tốc vẫn một mực làm theo ý mình, cho lính dựng trại trên núi, cũng không vẽ địa đồ gửi về. Dẫn đến việc Tư Mã Ý lợi dụng địa thế chặn đường tiếp viện. Khiến Mã Tốc đại bại, còn Nhai Đinh thì thất thủ. Sau thất bại này, Gia Cát Lượng tuân theo kỷ luật mà “gạt lệ trảm Mã Tốc” và tự giáng chức của mình xuống 3 cấp bậc.

Cau Chuyen Ve Nghe Thuat Quan Tri 1

Câu chuyện về nghệ thuật quản trị từ “Tam Quốc diễn nghĩa”

Bài học về quản trị

Việc Gia Cát Lượng thực thi “gạt lệ trảm Mã Tốc” giống như bài học vỡ lòng của nhà lãnh đạo. Đó là kỷ luật luôn là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu. Có như vậy thì tổ chức mới đi vào hoạt động một cách quy cũ, phát huy được tính tự giác của mỗi cá nhân.

Cũng giống như Khổng Minh thà hy sinh một vị tướng tài chứ quyết không phá vỡ kỷ cương quân ngũ. Đây cũng chính là bài học cho những người kế tiếp. Nếu không thực thi theo kỷ luật thì kết cục cũng sẽ không khác gì. Tương tự, nếu xảy ra những vi phạm trong nội bộ, không được phép bỏ qua bất cứ lỗi lầm nào, phải làm gương và coi như đó là bài học cho cả tập thể.

Khi Khổng Minh tự giáng chức mình, đó cũng là hành động thể hiện tính công bằng và tuân thủ theo kỷ luật. Tuyệt đối không ưu tiên bất cứ cá nhân nào. Dù là quân hay tướng. Dù là người thấp nhất hay người đứng đầu. Có như vậy, nhân viên mới có lòng tin vào sự điều hành của nhà lãnh đạo. Khi đó họ sẽ sẵn sàng chấp hành nội quy, vì thấy được sự bình đẳng và công tâm.

Cau Chuyen Ve Nghe Thuat Quan Tri 2

Bài học về nghệ thuật quản trị

Câu chuyện bồi dưỡng nhân tài

Tình huống trong Tam Quốc diễn nghĩa

Trong trận Bắc Phạt lần thứ 6, Khổng Minh vì lao lực nên đã lâm trọng bệnh. Cuối cùng ông đột ngột qua đời trên đường chinh chiến khi mới chỉ 54 tuổi.  Dù cho tài thao lược xuất chúng, hơn người. Nhưng lại chưa đào tạo ra những nhân tài thay thế mình để phục tùng cho Thục Hán. Dẫn đến tình cảnh thiếu hụt tướng tài và các mưu sĩ tài ba sau khi Khổng Minh về trời.

Tuy sau này, người học trò Khương Duy có tiếp nối đại nghiệp Bắc Phạt nhưng lại không thu được thắng lợi. Đến bản thân máu mủ của Gia Cát Lượng là con trai ruột cũng không thể sánh nổi về tài năng của cha mình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho Thục Hán rơi vào tay Tào Ngụy. Chấm dứt thời kỳ huy hoàng của một triều đại lừng lẫy.

Cau Chuyen Ve Nghe Thuat Quan Tri 3

Câu chuyện bồi dưỡng nhân tài

Bài học về quản trị

Sự ra đi của Khổng Minh chính là đòn đánh cảnh tỉnh cho những nhà lãnh đạo còn giữ cách làm việc “ôm việc vào người”. Bởi đây vô hình trở thành hành động kìm hãm sự phát triển của cả tập thể. Việc của người đứng đầu là xây dựng định hướng. Và đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng để hoàn thành được mục tiêu chung. Khi lãnh đạo nhận hết mọi công việc, đồng nghĩa với việc nhân viên của họ không còn “đất diễn”. Những cơ hội phát triển cũng trở nên hiếm hoi, nhỏ giọt.

Vì vậy, muốn xây dựng một tập thể phát triển bền vững, đừng quên vai trò bồi dưỡng năng lực của nhân viên. Từ đó biến họ thành những cánh tay đắc lực. Nhằm hỗ trợ và san sẻ công việc với mình.

Cau Chuyen Ve Nghe Thuat Quan Tri

Bài học về quản trị

Câu chuyện về nghệ thuật quản trị từ Tam Quốc diễn nghĩa đã mang lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Việc điều hành và lãnh đạo một tập thể chưa bao giờ là dễ dàng. Hãy không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân hơn. Chúc bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời.

Nguồn: https://blog.abit.vn/


Chia sẻ lên mạng xã hội

Tin tức khác